Thuốc Nhuận Tràng: Khi Nào Nên Dùng?

Thuốc Nhuận Tràng: Khi Nào Nên Dùng?

Thuốc nhuận tràng hay thuốc chữa táo bón đều chứa các hoạt chất giúp tăng nhu động, khối lượng và tần suất phân, từ đó làm giảm táo bón tạm thời. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá mức, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả táo bón mãn tính. Vậy thuốc nhuận tràng là gì? dùng thế nào mới đúng? Thì hãy cùng Prowellness Center Hà Trần tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

NHUẬN TRÀNG

Khi đã thay đổi chế độ ăn uống và lối sống mà vẫn bị táo bón, thuốc nhuận tràng có thể được chỉ định sử dụng trong một thời gian nhất định.

Thuốc Nhuận Tràng Là Gì?

Thuốc Nhuận Tràng Là Gì?

Nhuận tràng hay còn gọi là nhuận trường – thuật ngữ chỉ việc làm cho ruột trở nên trơn ướt, hỗ trợ tiêu hóa giúp thải phân ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Có những biện pháp nhuận tràng như bổ sung thức ăn nhuận tràng, uống thuốc nhuận tràng,…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thường được thay thế bằng bổ sung thực phẩm, bởi nếu lạm dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng có thể gây ra các vấn đề không tốt đối với sức khỏe người bệnh.

Các Nhóm Thuốc Nhuận Tràng

Các Nhóm Thuốc Nhuận Tràng

Có nhiều nhóm thuốc nhuận tràng hoạt động theo những cách khác nhau. Mỗi loại thuốc nhuận tràng lại có các tên thương hiệu khác nhau. Bác sĩ sẽ xác định khi nào cần dùng thuốc nhuận tràng, loại và dạng thuốc nào là phù hợp với người bệnh. Thuốc nhuận tràng dùng qua đường uống có ở dạng lỏng, viên nén, bột … và hoạt động theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  1. Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc nhuận tràng tạo khối là các polysaccharid thiên nhiên hoặc tổng hợp. Những loại thuốc nhuận tràng này còn được gọi là chất bổ sung chất xơ. Thuốc hấp thụ nước trong ruột và làm cho phân mềm hơn.

Thuốc nhuận tràng dạng khối gồm: Fybogel, methylcellulose… được coi là an toàn nhưng có thể cản trở sự hấp thụ của một số loại thuốc.

  1. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu là những hợp chất không hấp thu được đưa đến ruột già, do đó làm tăng khối lượng phân. Thuốc bao gồm: Lactulose, macrogol, polyethylene glycol.

  1. Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích làm tăng nhu động của đường tiêu hoá bằng cách kích thích các dây thần kinh trong ruột kết. Thuốc bao gồm: Bisacodyl, senna, natri picosulfat…

Thuốc nhuận tràng kích thích có thể phù hợp với hầu hết bệnh nhân, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tránh dùng vì thuốc có thể gây kíchh thích co bóp tử cung.

  1. Thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân là chất hoạt động bề mặt cung cấp độ ẩm cho phân và ngăn ngừa tình trạng mất nước, bao gồm natri docusate. Những loại thuốc nhuận tràng này cũng thường được chỉ định cho phụ nữ sau khi sinh con hoặc sau phẫu thuật.

  1. Thuốc nhuận tràng bôi trơn 

Thuốc bôi trơn paraffin lỏng giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Thuốc được khuyến cáo không dùng quá 1 tuần vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn là rò hậu môn, nguy cơ u hạt đường tiêu hoá…

Khi Nào Nên Dùng Thuốc Nhuận Tràng?

Khi Nào Nên Dùng Thuốc

Trước khi tự đến hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc điều trị táo bón, bạn cần phải hiểu về các loại thuốc nhuận tràng và liệu pháp hiện có, việc lựa chọn loại tốt nhất cho nhu cầu của cơ thể và tránh những loại quá mạnh thì cần phải có kiến ​​thức. Ngoài ra, như tất cả các phương pháp điều trị, sử dụng đúng cách sẽ giúp tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ và nhà sản xuất cung cấp khi dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn. Trừ khi có chỉ dẫn khác của chuyên gia y tế, hãy nhớ rằng thuốc nhuận tràng không kê đơn và kê đơn nên dùng ngắn hạn, không được vượt quá liều lượng ghi trên nhãn.

Với tất cả các loại thuốc nhuận tràng, điều quan trọng là phải tiêu thụ ít nhất 6-8 cốc (250mL) chất lỏng (tốt nhất là nước) mỗi ngày, cộng với một cốc bổ sung với mỗi liều thuốc nhuận tràng được thực hiện, trừ khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn khuyên dùng.

Một Số Lưu Ý Thuốc Nhuận Tràng

Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng

  • Về dạng thuốc: Thuốc nhuận tràng được sản xuất dưới nhiều dạng thuốc như dạng thuốc viên, dạng viên đạn, dung dịch. Khi sử dụng thuốc bạn cần chú ý xem mình đang dùng dạng thuốc nào.
  • Về tác dụng bất lợi: Một số triệu chứng thường gặp do thuốc nhuận tràng gây ra như đau bụng, buồn nôn hay kích ứng trực tràng. Bạn có thể khắc phục các tác dụng ngoại ý kể trên bằng cách giảm liều dùng.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng kết hợp với các thuốc khác: Với những người bệnh mắc nhiều bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp,tiểu đường và phải uống nhiều thuốc điều trị cùng một lúc cần chú ý tới khoảng cách về thời gian uống các thuốc điều trị này với thuốc điều trị táo bón.
  • Không nên sử dụng thuốc điều trị táo bón trong thời gian kéo dài: Uống thuốc nhuận tràng dài ngày có thể dẫn đến đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng giảm kali máu. Người bệnh có thể còn có các dấu hiệu khác kèm theo như bị đau quặn bụng và tiêu chảy.
  • Không dùng thuốc n đối với những người bị tắc ruột, viêm ruột thừa, chảy máu trực tràng, viêm dạ dày, ruột.
  • Ngoài dùng thuốc thì có thể sử dụng thêm những phương pháp điều trị hỗ trợ khác như ăn thêm sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược.

Kết luận

Nếu nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý thì phải cải thiện chế độ ăn. Nếu nguyên nhân do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn; tập thói quen đi đại tiện vào đúng giờ trong ngày.

Đánh giá post

Prowellness Center Hà Trần

Prowellness Center Hà Trần chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, tư vấn các giải pháp về làm đẹp và sức khỏe. Chúng tôi có rất nhiều các SẢN PHẨM - DỊCH VỤ và sẵn sàng cam kết về hiệu quả cũng như sự hài lòng khi đến với Prowellness Center ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *